Cái các bạn nên hiểu là không phải tập lâu tập nhiều là tốt, mà là tập đúng và đủ thì mới tốt.
Nếu tập nặng (intense), đối với cơ thể việc tập nặng luôn luôn là “stress”. Càng tập nặng, càng nhiều stress. Không có cái stress nào là cái stress “tốt” cả.
Mặc dù tập tạ nặng là 1 stress lớn, nhưng việc tập nặng nó đem lại nhiều lợi ích (benefit) khác đến cho cơ thể nên chúng ta dễ chấp nhật sự “stress” đó. Nhưng mà mình phải biết cách hạn chế cái stress như thế nào cho nó đúng chừng mực.
Khi chúng ta tập quá lâu (ví dụ hơn 90 phút) thì thượng thận (adrenal cortex) sẽ tiết ra hoocmon Cortisol ở mức độ rất cao. Ai cũng biết Cortisol là “stress hoocmon” (thật ra phải gọi là anti-stress hoocmon thì mới đúng).
Thêm nữa cộng với ăn kiêng (VD caloric deficit quá cao) thì lại bắn thêm Cortisol lên cao. Nếu bị thừa thãi nhiều Cortisol như thế thì sự trao đổi chất sẽ bị giảm (decreased metabolism).
Nếu Cortisol tồn tại với mức lượng cao thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao (increased blood sugar). Lượng đường trong máu cao thì hoocmon Insulin sẽ xuất hiện. Insulin tuy không vỗ béo như lời đồn nhưng sẽ ngăn cản sự giảm mỡ.
Thêm nữa nếu lượng Cortisol luôn cao thì hoocmon TSH (thyroid stimulating hormone) sẽ bị giảm và các hoocmon tuyến giáp (thyroid hoocmones T3/T4) sẽ bị đè nén. Và nếu Cortisol luôn ở mức độ cao thì sự sản sinh ra hoocmon Somatropin (hgh) cũng sẽ bị đè nén.
Tất cả những việc này không những sẽ chỉ gây bất lợi trầm trọng cho việc giảm mỡ mà còn gây mất cơ bắp. Đó là lý do tại sao từ trước đến giờ khoa học luôn khuyên tập nặng (intense workout) nhưng nhanh chóng.
Và cần giai đoạn nghỉ ngơi để cơ bắp hồi phục phát triển. Cơ bắp là cái quý giá nhất để giảm được mỡ 1 cách hiệu quả (do Mitochondrien). Anh em đừng có nhìn vào các VĐV thể hình người ta tập 4-5 giờ trong 1 ngày mà bắt chước. Hãy đủ thông minh để tập đúng và đủ với thể trạng của cơ thể mình.