Vì sao chúng ta bị đau vai, chấn thương vai?

Ngoài khớp cổ tay ra thì khớp vai là một trong những loại khớp phức tạp nhất trong các loại khớp. Nếu nói chính xác thì khớp vai không phải chỉ là khớp đơn lẻ mà là cơ chế phối hợp của nhiều khớp cùng lúc.

Bộ phận vai bao gồm xương “humerus” (xương cánh tay), xương “scapula” (xương vai), xương “clavicula” (xương quai xanh) và “acromion”. Những xương này sẽ cấu tạo những bộ phận khớp khác nhau của vai mình:

Khớp “gleno-humeral” giữa “caput humeri” (đầu xương cánh tay) và “glenoid” (ổ cắm của scapula)

– Khớp “acromio-claviclar” giữa “acromion” và “clavicula” (xương quai xanh)

– Khớp “sterno-clavicular” giữa xương quai xanh và “sternum” (xương ức)

– Khớp “scapula-thorakal” là kiểu mặt trượt giữa scapula và phía sau của thorax (ngực)

Lý do đau vai đa số là vì “impingement syndrome”, sự va chạm giữa humerus (xương cánh tay) và acromion (mỏm cùng vai). Bình thường khoảng cách lý tưởng giữa “đầu xương tay” và “acromion” tầm 11-12mm.

Như vậy khi nhấc cánh tay lên cao thì cái đầu xương tay vẫn có thể trượt dễ dàng ở dưới “acromion” được và không bị va chạm. Nếu khoảng cách này chỉ còn < 7mm nữa thôi thì sẽ bắt đầu nguy hiểm và hiện tượng “va chạm” sẽ xảy ra.

Vì sao khoảng cách này bị hẹp lại và impingement syndrome diễn ra với người tập tạ (thể hình) thường cùng 1 lý do là tập cơ bắp không cân đối. Muốn hiểu điều này thì phải hiểu cách hoạt động của “rotator cuff” của vai mình.

“Rotator cuff” bao gồm 4 cơ: m. supraspinatus, m. infraspinatus, m. subscapularis, và m. teres minor. Nếu cơ “m. infraspinatus” và cơ “m. teres minor” bị yếu quá thì sẽ không giữa được đầu xương cánh tay (caput humeri) ở vị trí dưới khi cơ delta và cơ m. supraspinatus nhấc cánh tay mình lên.

Bởi vậy đầu xương tay luôn đập vào cái “mỏm cùng vai” (acromion). Ở giữa 2 bộ phận này thì có 1 lớp trơn gọi là “bursa” (bursa subacromialis subdeltoidea). Suốt ngày cứ bị va chạm như vậy thì “bursa” sẽ bị viêm và mình sẽ cảm giác rất đau ở trong vai.

Rất nhiều người có phần cơ lưng kém hoặc xuốt ngày chỉ tập ngực benchpress và tay trước xong rồi vai trước thì to, ngực thì không có vì benchpress form không ổn, đẩy hết bằng vai. Rotator cuff thì yếu, vai sau thì không có.

Như vậy chuyện đau vai sẽ là chuyện sớm muộn thôi. Cho nên nếu tập thì hãy tập cân đối để cơ thể không bị dysfunction.

Lời khuyên dành cho bạn, nếu đau vai thì đừng tập với barbell và dumbell nữa mà hãy chui vào máy mà tập cho đỡ đau. Lẽ ra phải tập lại functional chứ không phải ngồi vào máy để cắt đi hết tất cả DOF (degree of freedom) của động tác để càng ngày càng thêm tệ.

QUAY ĐỂ NHẬN THƯỞNG

  • Hãy thử vận may của bạn để nhận được phiếu giảm giá
  • 1 lần quay mỗi email
  • Không gian lận
Hãy thử vận may của bạn
Không bao giờ
Nhắc lại sau
Không, cảm ơn